DỊCH VỤ KĨ THUẬT
Bất ổn địa-chính trị khuấy động giá dầu thế giới

Trong giai đoạn khó khăn kinh tế đi kèm với bất ổn địa-chính trị, thị trường dầu mỏ liên tục bị “giằng xé” bởi hai nhân tố được coi là cốt lõi làm nên những thay đổi cán cân cung-cầu.

Best slim, chống thấm, mang chong tham, chống thấm sika, chống thấm tường, chống thấm ngược, chong tham thang may, beautiful slim body, beautiful slim body usa, Best slim

Đó là yếu tố kinh tế và chính trị. Kinh tế trì trệ đồng nghĩa với nhu cầu đi xuống, tất yếu làm giá dầu thế giới giảm, trong khi những bất ổn chính trị tại những khu vực sản xuất dầu mỏ chủ chốt như Trung Đông và Bắc Phi lại “thổi” giá "vàng đen" lên cao cùng nỗi lo gián đoạn nguồn cung. Hiện nay, nhân tố chính trị có vẻ đang thắng thế và thị trường dầu mỏ dường như "phớt lờ" cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng chưa có lối thoát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

 

Kinh tế tạm nhường bước

 

Trong chuỗi diễn biến phức tạp của thị trường dầu mỏ suốt từ năm ngoái tới nay, giá dầu bị “ghìm cương” dưới ngưỡng 100 USD/thùng khi thị trường chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, đặc biệt sau khi các hãng đánh giá tín nhiệm tài chính hàng đầu thế giới liên tục đánh tụt hạng, đồng thời đưa ra cảnh báo tiêu cực về hàng loạt nền kinh tế thành viên Eurozone, trong đó có Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia và Hy Lạp.

 

Chính sách khắc khổ mà Chính phủ các nước đang ngập trong nợ nần ở châu Âu triển khai tất yếu sẽ gây bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ. Trong diễn biến gần đây nhất, Quốc hội Hy Lạp ngày 13/2 thông qua dự luật “thắt lưng buộc bụng” để đổi lấy gói cứu trợ thứ hai từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ngày 15/2 , Cơ quan Thống kê quốc gia Italy (ISTAT) xác nhận nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone này đã bị rơi vào suy thoái sau hai quý III và IV/2011 tăng trưởng âm liên tiếp, do sự sụt giảm về các hoạt động công nghiệp và sự trì trệ trong khu vực dịch vụ.

 

Nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank cũng lưu ý, nếu châu Âu rơi vào suy thoái do khủng hoảng nợ thì nhu cầu dầu mỏ chắc chắn sa sút theo. Thế nhưng, trước diễn biến căng thẳng giữa nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới là Iran với các cường quốc phương Tây liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran, những khó khăn kinh tế từ “lục địa già” tạm thời mất đi tầm ảnh hưởng số một đối với thị trường dầu mỏ.

 Rủi ro liên quan vấn đề Iran

 

Tại Hội nghị dầu mỏ thế giới diễn ra tháng 12/2011 tại Đôha (Cata), Tổng Thư ký Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) Abdallah El Badri bày tỏ sự "hài lòng" về tình hình cung trên thị trường dầu mỏ hiện nay với sự phục hồi sản xuất nhanh chóng tại Libya.

 

Theo ông El Badri, dù có những bất ổn trong tăng trưởng kinh tế thế giới, thảm họa thiên nhiên tại Nhật Bản và bạo động tại Trung Đông - Bắc Phi, nhưng sự thiếu hụt dầu đã không xảy ra. Ông cũng cho rằng mức giá dao động trong khoảng 100-120 USD/thùng dầu thô là phù hợp. Tuy nhiên, đó là trước khi EU mạnh tay hơn trong việc áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran bằng cách đánh vào “con át chủ bài” của nền kinh tế này là dầu mỏ xuất khẩu.

 

EU ngày 23/1 đã thông qua các lệnh trừng phạt tăng cường đối với xuất khẩu dầu mỏ của Iran. Lệnh cấm vận này, dự kiến được được thực thi từ mùa Hè sắp tới, sẽ có những tác động lớn không chỉ tới Iran mà còn tới nền kinh tế toàn cầu trước nguy cơ trả đũa từ Iran. Theo Viện Hoàng gia Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Chatham (Anh), tác động đầu tiên của lệnh cấm vận là các nước EU sẽ phải tìm các nguồn cung thay thế cho nguồn dầu thô khá lớn từ Iran.

 

Theo số liệu của OPEC, trong năm 2010, Iran đã xuất khẩu 890.000 thùng dầu/ngày sang châu Âu. Số liệu chi tiết của năm 2008 cho thấy 4 quốc gia Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Pháp nhập khẩu 500.000 thùng/ngày. Cho tới nay, các điều khoản cụ thể của lệnh cấm vận của EU vẫn chưa được quyết định và thực tế các điều khoản cụ thể này đóng vai trò rất quan trọng khi xét tới việc tuân thủ lệnh cấm vận một cách hiệu quả. Nhưng theo Chatham, việc EU phải tìm kiếm các nguồn cung thay thế sẽ tạo ra "tác động mang tính chuyển tiếp" đối với giá dầu.

 

Nhìn chung, tác động chuyển tiếp thường dẫn tới kết cục là giá dầu mỏ tăng, chí ít cũng trong vài tháng. Mức độ tác động còn phụ thuộc vào việc lệnh cấm vận có hiệu lực nhanh tới mức nào và liệu có những ngoại lệ hay không. Nhiều khả năng lệnh cấm vận sẽ khiến cho các hợp đồng hiện tại buộc phải kết thúc. Tuy nhiên, một số thành viên EU sẽ tìm kiếm "những ngoại lệ" khi thực hiện lệnh cấm vận, chẳng hạn như Italia đã khẳng định rằng bất kỳ lệnh cấm vận nào cũng không nên tính đến lượng dầu mỏ mà Iran sẽ phải cung cấp để trả khoản nợ 2 tỷ USD cho Công ty dầu mỏ ENI của Italy.

 

Gần đây, có nhiều đồn đoán rằng Iran sẽ phản ứng bằng cách ngăn chặn dòng chảy dầu mỏ qua Eo biển Hormuz. Tuyến đường trung chuyển nếu bị đe dọa sẽ nhanh chóng biến thành cuộc chiến tranh giữa Iran và Mỹ với sự hậu thuận của nhiều đồng minh.

 

Trong phiên giao dịch 20/2/2012, giá dầu trên thị trường châu Á đã cán mốc cao nhất trong 8 tháng, sau khi Bộ Dầu mỏ Iran tuyên bố Tehran đã đi trước một nước cờ - ngừng toàn bộ hoạt động bán dầu mỏ cho Pháp và Anh, nhằm trả đũa việc EU áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Iran mặc dù trên thực tế lệnh cấm này chưa có hiệu lực.

 

Chiều cùng ngày tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 4/2012 tăng 1,52 USD lên 121,10 USD/thùng, sau khi có thời điểm vọt lên 121,15 USD/thùng, mức cao chưa từng thấy kể từ giữa tháng 6/2011; còn giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 3/2012 đứng ở mức 104,96 USD/thùng, sau khi vào đầu phiên mặt hàng này lên tới 105,21 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 5/2011.

 

Giá dầu mỏ tăng đối với châu Á

 

Theo nhận định của chuyên gia Frederic Neumann, người đứng đầu bộ phận kinh tế châu Á của Tập đoàn HSBC, các nhân tố địa-chính trị và việc dồi dào thanh khoản đã âm thầm thúc đẩy giá dầu lên tới 120 USD/thùng và giá dầu tăng đang bắt đầu tác động tới các nền kinh tế, kể cả các nền kinh tế lớn ở châu Á, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu trì trệ đang rất cần “lực đẩy” mạnh từ “đầu tầu” này.

 

Châu Á giờ đây đã trở thành "khu vực tiêu thụ dầu" lớn nhất, vượt qua Bắc Mỹ từ năm 2007 và tiêu thụ dầu mỏ gần gấp đôi châu Âu. Giá dầu mỏ tăng cao hơn vì thế sẽ nhanh chóng tác động tới chi tiêu của các hộ gia đình và các khoản đầu tư. Các cơ chế kiểm soát giá và hỗ trợ giá, từng là các chính sách đệm đầy tiềm năng, hiện không còn hiệu quả sau khi đã bị loại bỏ, hay ít nhất là bị giảm bớt đáng kể trên khắp khu vực.

 

Giá dầu tăng được giới phân tích ví von như một loại thuế đối với các nền kinh tế khu vực, đòi hỏi giới chức trách các nước phải có giải pháp kiềm chế tăng giá cả hàng hóa, đảm bảo cuộc sống của người dân và ổn định sản xuất.

 

Bộ phận phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) thuộc Tạp chí Nhà Kinh tế (Anh) vừa đưa ra nhận định rằng nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu mỏ toàn cầu trong năm nay và năm tới là rất lớn. Và những quan ngại về nguồn cung sẽ đẩy giá dầu mỏ tăng cao trong nửa đầu năm 2012.


Đối tác
Sản phẩm nổi bật
Thống kê truy cập

Best slim, chống thấm, mang chong tham, chống thấm sika, chống thấm tường, chống thấm ngược, chong tham thang may, beautiful slim body, beautiful slim body usa, Best slim

Kim Viet  Import- Export Joint Stock Company 

Office: Số 3, ngõ 2 phố Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, TP Hà Nội         

Telephone : 84-24-32012027                 E-mail: admin@kimviet.net; phongketoan@kimviet.net





Thiết kế bởi TanTinh.,Jsc